Đức Thánh Cha nhấn mạnh nhu cầu tiếp tục cải cách kinh tế, và nói rằng việc cải cách này, điều mà nhiều thành viên hồng y đoàn thúc đẩy trong quá khứ, cũng đã có tầm nhìn xa. Việc cải cách giúp chúng ta “có được nhận thức rõ ràng hơn về thực tế rằng các nguồn lực kinh tế cho việc phục vụ sứ mạng bị giới hạn và phải được quản lý một cách chặt chẽ và nghiêm túc để nỗ lực của những người đã đóng góp cho di sản của Tòa thánh không bị lãng phí”.
Mức thâm hụt bằng zero
Vì những lý do này, Đức Thánh Cha chỉ ra trách nhiệm trong thời gian này là “nỗ lực hơn nữa từ phía mọi người để ‘mức thâm hụt bằng 0’ không chỉ là mục tiêu lý thuyết mà còn là một mục tiêu thực sự có thể đạt được”.
Tìm kiếm các nguồn lực
“Điều này đi kèm với nhu cầu mỗi tổ chức phải làm việc để tìm kiếm các nguồn lực bên ngoài cho sứ mạng của mình, tự coi mình là mẫu mực về việc quản lý minh bạch và có trách nhiệm để phục vụ Giáo hội”.
Giảm chi phí
Kêu gọi những thực hành cụ thể để giảm chi phí, Đức Thánh Cha mời gọi Giáo triều thực hiện với tinh thần thiết yếu, tránh những điều thừa thãi và lựa chọn tốt các ưu tiên của mình, khuyến khích sự hợp tác lẫn nhau và sự hiệp lực”. “Chúng ta phải ý thức rằng ngày nay chúng ta phải đối mặt với những quyết định chiến lược phải được thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao cả, bởi vì chúng ta được mời gọi bảo đảm tương lai của Sứ vụ.
Liên đới giữa các cơ quan tổ chức
Đức Thánh Cha cũng kêu gọi các cơ quan tổ chức có thu nhập thặng dư nên góp phần bù đắp khoản thâm hụt chung, theo mẫu mực của các gia đình tốt, những người có hoàn cảnh kinh tế tốt sẽ giúp đỡ những thành viên cần giúp đỡ nhất.
Cuối thư, Đức Thánh Cha mời các hồng y ủng hộ các cuộc cải cách đang diễn ra bằng “lòng can đảm, tinh thần phục vụ và sự quảng đại”. Ngài khuyến khích họ đóng góp xây dựng cho quá trình này bằng cách chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình, đồng thời nhấn mạnh rằng công việc của mỗi tổ chức là một phần của một tổng thể lớn hơn, thống nhất trong sứ mạng chung là phục vụ Giáo hội.