Iraq và Giáo hoàng, những người chiến thắng trong vụ đánh cược rủi ro cao độ

Không chỉ các giám chức cao cấp ở Vatican, những người cho đến phút cuối vẫn xem chuyến đi này là “liều lĩnh”, nói theo từ ngữ ngoại giao. Thêm nữa và nhất là các nhà chức trách chính phủ Iraq, những người ngày mai khi máy bay Airbus 330 của hãng hàng không Alitalia cất cánh với vị khách lừng lẫy này, sẽ có thể tuyên bố họ chiến thắng.

Đức Phanxicô và Tổng Giám mục Công giáo-Canđê của Giáo phận Mosul Najib Michaeel Moussa (bên trái), quan sát quảng trường gần tàn tích của Nhà thờ Công giáo-Syriac Đức Mẹ Vô nhiễm (al-Tahira-l-Kubra) tại thành phố cổ Mosul, miền bắc Iraq ngày 7 tháng 3 năm 2021. (Ảnh của Vincenzo PINTO / AFP)

Đức Phanxicô đã hoàn thành các mục tiêu chính của chuyến tông du và Iraq chứng minh họ có thể kiểm soát hiệu quả lãnh thổ của mình.

Bagdad.- Bài kiểm thử nghiệm đã thành công. Chiều Chúa nhật, Đức Phanxicô đã về Tòa sứ thần bình an vô sự, chắc chắn là mệt nhưng vui mừng và xúc động. Ngài đã ngủ lại ba đêm ở Tòa Sứ thần trong chuyến tông du lịch sử và kiệt sức này, nhiều người đã thở phào nhẹ nhõm.

Không chỉ các giám chức cao cấp ở Vatican, những người cho đến phút cuối vẫn xem chuyến đi này là “liều lĩnh”, nói theo từ ngữ ngoại giao. Thêm nữa và nhất là các nhà chức trách chính phủ Iraq, những người ngày mai khi máy bay Airbus 330 của hãng hàng không Alitalia cất cánh với vị khách lừng lẫy này, sẽ có thể tuyên bố họ chiến thắng.

Với chuyến đi Iraq lần này, đất nước mà mấy chục năm qua đã bị tàn phá vì chiến tranh, hỗn loạn và tình trạng vô chính phủ trong cộng đồng quốc tế, bị cho là một loại “ngoài lề” (paria), đã cho thấy họ không bất ổn như người ta tưởng.

Và nếu được như vậy, họ có thể kiểm soát lãnh thổ ngập dầu và bị phạt của mình, nhưng cũng ngập nợ khổng lồ, ngập tham nhũng, nghèo đói và thất nghiệp. Ngoài việc có hàng chục dân quân nổi dậy hết pháo kích lúc này lúc khác vào các căn cứ của Mỹ và chống lại “vùng đặc quyền xanh”; căng thẳng nội bộ với người Kurd ở khu tự trị, và tranh chấp bên ngoài với các nước láng giềng, Iraq đã có thể bảo vệ người đứng đầu Giáo Hội Công giáo.

Dù là chuyến đi phức tạp, Đức Phanxicô đã đi thăm cả miền nam và miền bắc, và lần đầu tiên trong triều giáo hoàng của ngài, ngài đi xe bọc thép, các lần di chuyển bằng máy bay và trực thăng trong nước đều được tổ chức hoàn hảo ở cấp độ an ninh. Mọi thứ diễn ra suôn sẻ. Ngay cả hậu cần phức tạp khi phải chuyển phái đoàn gồm các hồng y, giám chức và đoàn nhà báo 74 người tháp tùng theo ngài.

Nhờ tổ chức hoàn hảo, các nhà báo làm việc không khó khăn, họ còn nhận cả con chip để có thể chuyển tin đi dễ dàng và không có chi phí ở vùng bị cấm nghiêm ngặt. Trên thực tế, người ta còn nghĩ với chuyến đi này, có thể có các khoản đầu tư nước ngoài nhiều hơn mức cần thiết.

Và Đức Phanxicô 85 tuổi, với chứng đau thần kinh tọa trước khi đi, cũng có thể tuyên bố chiến thắng. Linh mục nhà báo Antonio Pelayo xác nhận với báo Tây Ban Nha La Nación: “Chuyến đi diễn ra hoàn hảo và tốt hơn mong đợi, không có một sự cố nào, cũng không có tấn công nào, đặc biệt là hôm nay ở vùng phía bắc, khu vực được cho là nguy hiểm nhất.”

Linh mục Pelayo nhấn mạnh, Đức Phanxicô đã hoàn thành ba mục tiêu của chuyến thăm: Mang an ủi đến cho thiểu số tín hữu đã suy tàn ở đất nước này; hy vọng cho người dân Iraq nói chung, họ đã quá mệt mỏi với chiến tranh, xung đột liên miên gần như không giải quyết được, và tiến một bước quan trọng trong đối thoại với thế giới Hồi giáo, sau cuộc gặp lịch sử với Đại Giáo trưởng Al-Sistani, nhà lãnh đạo tinh thần tối cao của người Shi’a, không những quan trọng với Iraq mà còn với thế giới bên ngoài Iraq.

Thêm nữa, dù các chuyên gia dịch tễ học cảnh báo trước chuyến đi về tác động thảm khốc có thể xảy ra của việc siêu lây lan do các buổi tụ tập – sự gia tăng các ca nhiệm Covid-19 với biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt, giới nghiêm, thành phố như bóng ma – vẫn còn sớm để đưa ra kết luận vào lúc này.

Và Giáo hoàng Dòng Tên, như mọi người đã biết về hành động của ngài, luôn nổi bật, hết lần này đến lần khác, ngài cho thấy lòng dũng cảm của ngài. Ngược với mọi mong chờ, khi trái tim nhắc ngài, ngài phải đến một đất nước ở vùng ngoại vi hiện sinh của thế giới, nơi cần được an ủi, và ngài đã dám đi. Bất chấp lời khuyên ngược ý ở ngay chính Vatican.

Ngài đã làm chứng cho sự “táo bạo” và sáng tạo mà ngài luôn nói đến và nói rõ, phải tôn trọng các biện pháp hạn chế của đại dịch, nhưng cần phải tiêm phòng và dùng khẩu trang – ngài đã mang nhiều lần dù bất đắc dĩ trong quá khứ. -, chúng ta cũng không nên bị tê liệt. Cuộc sống phải tiếp tục, với tất cả các lo âu. Theo nghĩa này, các chuyến đi mới đến các quốc gia bị tổn thương như Libăng cũng đã được dự trù.

lanacion.com.ar, Elisabetta Piqué, 2021-03-07

Marta An Nguyễn dịch