Lịch Phụng Vụ------ 1| 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12

---------Năm 2023


NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TRƯỚC

 

I.  HUN TH VPHNG V

 

Các mục tử không phải chỉ tuân giữ các lề luật trong các hoạt động Phụng vụ, để cử hành thành sự và hợp pháp mà thôi, nhưng còn phải làm cho tín hữu tham dự Phng vụ một cách ý thức, linh động và hữu hiệu. (HC về PV số 11).

 

Tác vụ của linh mục là tác vụ của toàn thể Giáo Hội. Vì thế không thể thi hành tác vụ này, nếu không có sự vâng phục, sự hiệp thông cùng hàng giáo phẩm và chăm lo phục vụ Thiên Chúa và anh em. Bản chất phẩm trật của Phụng vụ, hiệu lực Bí tích và sự tôn trọng phải có đối với cộng đoàn giáo dân đòi linh mục phải chu toàn nhiệm vụ trong việc phượng tự như thừa tác viên và người phân phát trung tín các mầu nhiệm Thiên Chúa, và không được tự đưa vào những lễ nghi không được quy định và chấp nhận trong các sách Phụng vụ (HT. Liturgicae instaurationes 5 - 9 -1970, cuối số 1).

 

II. LỄ CHO GIÁO DÂN

 

Theo luật chung, đó là lễ mà Giám mục Giáo phận dâng để chỉ cho giáo dân trong Giáo phận (GL 388), và linh mục quản xứ dâng lễ để chỉ cho giáo dân trong xứ mình (GL 534, §1).

 

GL 534, §1: “Sau khi đã nhận giáo xứ, quản xứ có nghĩa vụ phải chỉ thánh lễ cho giáo dân được giao phó cho mình, vào mỗi ngày Chúa nhật và lễ buộc trong Giáo phận; ai bị ngăn trở chính đáng, không cử hành được, thì phải nhờ người khác chỉ lễ trong chính ngày ấy, hay chính mình chỉ lễ vào những ngày khác”.

 

§2: “Quản xứ phải coi nhiều giáo xứ, thì vào những ngày ở triệt 1, chỉ buộc chỉ một thánh lễ cho toàn bộ giáo dân được giao phó cho mình”.

§3: “Quản xứ không làm đủ bổn phận ở triệt 1 và 2, thì đã bỏ bao nhiêu lễ, phải lo chỉ cho đủ bấy nhiêu lễ sớm hết sức”.


Riêng tại Việt Nam, theo văn thư của Bộ Truyền giáo, ngày 11/11/1987, phải chỉ lễ cho giáo dân trong những ngày sau đây:

1.        Lễ Chúa Giáng Sinh

2.        Lễ Chúa Hiển Linh

3.        Lễ Thánh Giuse, Bạn Đức Trinh Nữ  Maria

4.        Lễ Phục Sinh

5.        Lễ Thăng Thiên

6.        Lễ Hiện xuống

7.        Lễ Mình và Máu Thánh Chúa Kitô

8.        Lễ Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ

9.        Lễ các Thánh Nam Nữ

10.    Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

11.    Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời

 

III. VỀ VIỆC CỬ HÀNH THÁNH LỄ HÔN PHỐI

 

Khi cử hành hôn phối trong thánh lễ, thì chỉ được cử hành thánh lễ hôn phối vào một số ngày trong năm mà thôi.

 

a. Không được cử hành thánh lễ hôn phối trong những ngày sau đây:

- Các lễ trọng buộc cũng như không buộc,

- Các Chúa nhật Mùa Vọng, Mùa Chay, Mùa Phục Sinh,

- Lễ tro và các ngày trong tuần thánh,

- Lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời (2/11),

- Các ngày trong Tuần Bát Nhật Phục Sinh.

Gặp những ngày trên, phải cử hành lễ theo ngày phụng vụ và đọc tất cả các bài Sách Thánh của ngày lễ đó. Vẫn đọc lời chúc hôn trong thánh lễ, và cuối lễ có thể dùng công thức ban phép lành cho đôi tân hôn.

Nếu không phải là Tam Nhật Vượt Qua hay lễ trọng buộc, thì cũng có thể đọc một bài đọc về lễ hôn phối.

 

b. Các Chúa nhật Mùa Giáng Sinh và Thường Niên: Cử hành thánh lễ Chúa nhật, nhưng trong các bài Sách Thánh có thể đọc một bài về lễ hôn phối; nếu cử hành thánh lễ không có cộng đồng tham dự, thì có thể cử hành toàn bộ thánh lễ hôn phối (CE và OCM mới [1990], các số: 34, 54, 56).

 

IV. THÁNH LỄ TRONG NHỮNG NGÀY THƯỜNG MÙA THƯỜNG NIÊN (QUANH NĂM)

 

Trong các ngày mùa thường niên có thể chọn:

 

a. Hoặc một trong 34 thánh lễ Chúa nhật thường niên: trong thánh lễ đã chọn này, ngoài các lời nguyện của nó, có thể lấy các lời nguyện của một Chúa nhật thường niên khác, hoặc một trong các lời nguyện “tuỳ nhu cầu” (IM 323);

b. Hoặc thánh lễ về một vị thánh có tên ngày hôm đó trong Sổ bộ các thánh;

c. Hoặc thánh lễ tuỳ nhu cầu hay ngoại lịch;

d. Hoặc bất cứ thánh lễ cầu hồn nào, khi cử hành thánh lễ cầu hồn hàng ngày thì phải chỉ cho những kẻ qua đời.

 

Nếu có giáo dân tham dự thì trước hết phải để ý đến lợi ích thiêng liêng của giáo dân, và đừng bắt người ta theo ý riêng mình, nhất là phải lưu ý đừng bỏ thường xuyên mà không có lý do chính đáng các bài đọc đã chỉ định cho từng ngày trong sách các bài đọc các ngày trong tuần, vì Hội Thánh muốn dọn cho giáo dân Bàn tiệc Lời Chúa thịnh soạn hơn.

 

Cũng vì lẽ đó, linh mục chỉ nên chọn thánh lễ cầu hồn một cách chừng mực, vì thánh lễ nào cũng được hiến tế để cầu cho kẻ sống và kẻ qua đời, và trong mọi kinh Tạ ơn đều có nhớ đến người quá cố.

Nơi nào giáo dân yêu thích lễ Votiva về Đức Mẹ hay các Thánh, thì hãy làm ít là một lễ về các Vị đó để thoả mãn lòng đạo đức chính đáng của họ.

 

V. LỄ NHỚ TRÙNG CÁC MÙA PHỤNG VỤ ĐẶC BIỆT

 

1 - Nếu lễ nhớ trùng vào các Chúa nhật, lễ trọng, lễ kính, hoặc thứ tư lễ tro, Tuần Thánh và Tuần Bát Nhật Phục Sinh, thì coi như không có.

 

2 - Từ ngày 17 - 24 tháng 12 cũng như trong tuần Bát Nhật Giáng Sinh và các ngày thường trong Mùa Chay, không cử hành một lễ nhớ bắt buộc nào, kể các lễ ghi trong lịch riêng. Còn giả sử có lễ nhớ bắt buộc nào trùng với các ngày trong Mùa chay, thì năm đó, lễ ấy kể như lễ nhớ không bắt buộc.

 

3 - Trong những thời kỳ nói trên, nếu muốn kính nhớ một vị thánh ghi trong lịch ngày hôm đó thì:

a- Giờ Kinh Sách, sau khi đọc bài các Giáo Phụ lấy trong phần riêng về mùa với câu xướng đáp, đọc thêm tiểu sử vị thánh nhớ ngày hôm đó, với lời nguyện về vị thánh để kết thúc.

b- Giờ Kinh Sáng, Kinh Chiều, sau lời nguyện riêng về mùa (bỏ câu kết thúc), có thể thêm điệp ca (riêng hay chung) và lời nguyện về vị thánh rồi mới kết thúc.

c- Trong thánh lễ của chính ngày, có thể đọc lời nguyện nhập lễ của lễ được nhớ, mà bỏ lời nguyện của ngày (trong lễ chỉ được đọc một lời nguyện nhập lễ mà thôi).

 

4 - Trong mọi thánh lễ cũng như trong Phụng vụ Giờ Kinh, bỏ tất cả Alleluia.

 

VI. THỨ TỰ CẤP BẬC CỦA CÁC NGÀY PHỤNG VỤ

Cấp I

1. Tam nhật Vượt qua Khổ nạn và Phục Sinh

2. Lễ Giáng sinh, Lễ Hiển linh, Lễ Chúa Giêsu lên trời, Lễ Hiện xuống. Chúa nhật Mùa Vọng, Mùa Chay và Phục Sinh. - Thứ Tư lễ Tro. - Các ngày thứ hai cho đến thứ năm Tuần Thánh. - Các ngày trong tuần Bát nhật Phục sinh.

3. Các lễ trọng của Chúa, của  Đức Trinh Nữ Maria và các Thánh đã ghi trong lịch chung Giáo hội. – Ngày cầu cho các tín hữu đã qua đời.

4. Các lễ trọng riêng biệt (propriae) như:

a. Lễ Mừng Quan thầy chính của một địa phương, một thành trì (oppidum) hoặc của thành phố (civitas).

b. Lễ mừng Cung hiến hay kỷ niệm Cung hiến của nhà thờ riêng biệt (propria).

c. Lễ Mừng Tước hiệu của nhà thờ riêng biệt (propria)

d. Lễ Mừng Tước hiệu hoặc Đấng sáng lập, hoặc Quan Thầy của Hội dòng.

 

Cấp II

5. Các lễ kính của Chúa đã ghi trong lịch chung Giáo hội.

6. Các Chúa nhật Mùa Giáng sinh và Mùa quanh năm.

7. Các lễ kính của Đức Trinh Nữ Maria và các Thánh được ghi trong lịch chung Giáo hội.

8.      Các lễ kính riêng biệt (propria), như:

a. Lễ Quan thầy chính của Giáo phận (1).

b. Kỷ niệm Cung hiến Nhà thờ chính toà (2).

c. Lễ Quan thầy chính của miền hoặc tỉnh, quốc gia, hay của một vùng rộng lớn (3).

9.      Các ngày Mùa Vọng từ 17 đến 24 tháng 12.

Các ngày trong tuần Bát nhật Giáng sinh.

Các ngày Mùa Chay.

 

Cấp III

10.    Những lễ nhớ buộc ghi trong lịch chung Giáo hội.

11.    Những lễ nhớ buộc riêng biệt (propria), như: Quan thầy nhì của địa phương, của giáo phận, của miền hay giáo tỉnh dòng.

 Những lễ nhớ tuỳ ý.

 

VII. VIỆC CỬ HÀNH CÁC THÁNH LỄ TÙY NHU CẦU CŨNG NHƯ THÁNH LỄ CẦU HỒN

Kí hiệu:

V1 = Thánh lễ có nghi thức riêng (IM 330);

Thánh lễ tuỳ nhu cầu và ngoại lịch do lệnh hay phép của Đấng thường quyền sở tại (IM 332).

V2 = Thánh lễ tuỳ nhu cầu và ngoại lịch theo sự xét đoán của vị phụ trách thánh đường hay của chính linh mục chủ tế (IM 333).

V3 = Thánh lễ tuỳ nhu cầu và ngoại lịch theo lòng đạo đức của giáo dân (IM 329).

D1 = Thánh lễ An táng (IM 336).

D2 = Thánh lễ cầu hồn sau khi được tin người chết, ngày cải táng hoặc trong ngày giỗ đầu (IM 337).

D3 = Thánh lễ Cầu hồn hằng ngày (IM 337).
 

ÁP DNG

 

1

2

3

Các lễ trọng buộc

Các Chúa nhật MV, MC, MPS,

Tam nhật Vượt Qua.

Cấm tất cả  các lễ trên

4

5

6

Các lễ trọng không buộc, Lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời,

Thứ tư lễ Tro; Thứ 2, 3, 4 Tuần Thánh,

Các ngày Tuần Bát Nhật Phục Sinh.

Được cử hành lễ An táng D1

7

8

Các Chúa nhật Mùa GS và Mùa TN

Các lễ kính.

Được cử hành V1; D1

9

10

11

Các ngày kể từ ngày 17 đến 24 tháng 12

Các ngày Tuần Bát Nhật Giáng Sinh

Các ngày Mùa Chay

Được cử hành V1; D1; D2

12

13

14

15

Các lễ nhớ buộc,

Các ngày Mùa Vọng đến 16 tháng 12,

Các ngày Mùa GS từ ngày 2 tháng 1,

Các ngày Mùa PS sau tuần Bát nhật.

Được cử hành V1; V2; D1; D2

16

17

Các ngày quanh năm,

Các lễ được nhớ

Được cử hành V1; V2; V3; D1; D2; D3

 

VIII. THAM DỰ THÁNH LỄ CHÚA NHẬT VÀ LỄ TRỌNG

 

Luật Chúa dạy thánh hoá ngày Chúa nhật. Luật Giáo Hội dạy giữ thánh lễ ngày Chúa nhật và các ngày lễ buộc (Can.1248). Công Đồng Vat. II dạy: Trong ngày Chúa nhật, các Kitô hữu phải họp nhau để nghe Lời Chúa và tham dự thánh lễ Tạ ơn, để kính nhớ cuộc Thương khó, sự sống lại vinh quang của Chúa Giêsu, đồng thời cảm tạ Thiên Chúa, vì Ngài đã dùng sự Phục sinh của Chúa Kitô từ trong kẻ chết mà tái sinh họ trong niềm hy vọng sống động (1Pr 1,3; PV. 106). Vậy mọi tín hữu đã đến tuổi khôn khi không mắc ngăn trở chính đáng, buộc phải tham dự thánh lễ ngày Chúa nhật và lễ buộc. Giáo luật mới cho phép giữ lễ chiều thứ 7 hoặc chiều áp lễ buộc thay cho ngày Chúa nhật hay lễ buộc đó (Can. 124).

 

NHNG CH VIT TT

 

Đ     =  Đỏ

Gh   =  Giáo Hoàng

MC =  Mùa Chay

Tm   =  Tím

Gm  =  Giám mục

PS    =  Phục Sinh

Tr     =  Trắng

Lm  =  Linh mục

MV =  Mùa Vọng

X     =  Xanh

St     =  Thánh

GS   =  Giáng Sinh

Ht    =  Hội thánh

Đtr   =  Đồng trinh

TN   =  Thường niên

C      =  Cha

Ng   =  Nguyễn

Tđ   =  Tử  đạo

 

Lưu ý: Lễ votiva đầu tháng: áo lễ trắng.

 

TAM NHẬT VƯỢT QUA

 

1. Linh mục không coi xứ không được cử hành thánh lễ trong ba ngày: thứ 5, thứ 6, thứ 7 Tuần Thánh, trừ khi có đồng tế ngày thứ Năm Truyền Phép, hoặc phải thay thế cha xứ.

 

2. Linh mục coi xứ  hoặc thay thế cha xứ:

 

* Ngày thứ năm:

- Được cử hành một lễ trọng và phải kiệu Thánh Thể sang Nhà tạm (dọn trong cùng một nhà thờ) để giáo dân chầu. (Có thể chầu cho đến nửa đêm; sau nửa đêm chỉ được chầu đơn giản). Việc kiệu Thánh Thể hôm nay chỉ có tính cách nghi thức, nhớ việc Chúa Giêsu vào vườn Giệt với một tâm hồn “Thầy buồn đến chết được”, chỉ mười một Tông Đồ đi theo. Vì thế chỉ có giáo sĩ, nếu không thì một số ít giáo dân cầm nến đi rước mà thôi. Không: trống, nhạc, cờ, lọng, kể cả phương du.

- Phải cử hành lễ trọng sau 5 giờ chiều. Ngoài ra cha phụ trách được cử hành một lễ khác ở xứ mình phụ trách và phải cử hành sau một giờ chiều, trừ khi ở xa quá 10 cây số, thì được phép làm trong buổi sáng.

- Nơi nào không cử hành được lễ trọng để kiệu Mình Thánh thì được cử hành một lễ thường vào buổi chiều để cho rước lễ.

 

* Ngày thứ sáu:

- Trong cùng một nhà thờ, đã có thánh lễ trọng và kiệu Mình Thánh hôm thứ Năm, thì phải cử hành nghi lễ trọng thể chiều thứ Sáu và cho rước lễ. Trái lại, khi không có lễ trọng ngày thứ Năm, thì thứ Sáu không được cử  hành nghi thức trọng thể và không được cho rước lễ. Mở ảnh đơn giản thì không cấm.

- Nghi lễ cử hành vào lúc 3 giờ chiều. Nếu cần làm hai nơi, thì được phép cử hành một nơi vào lúc 1 giờ chiều.

 

* Ngày thứ Bảy:

- Trong bất cứ nhà thờ nào, dù thứ Năm và thứ Sáu không làm gì, cũng được cử hành trọng thể một lễ trọng với đầy đủ nghi thức, và được phép cử hành  sớm nhất là sau lúc mặt trời lặn.

- Nơi nào không thể cử hành nghi lễ trọng thể được, thì cũng không được làm lễ thường, dù thứ Năm và thứ Sáu đã cử hành đầy đủ các nghi thức.

- Hôm nay trừ của ăn đàng, không ai được rước lễ ngoài thánh lễ, dù kẻ liệt.

 

IX. MT VÀI THAY ĐI TRONG QUY CH TNG QUÁT CA SÁCH L RÔMA

 

1. Trong Thánh lễ, linh mục chỉ được thích nghi những chỗ mà chữ đỏ dự trù; ngoài ra không được tự ý thêm, bớt hoặc thay đổi (24). Chẳng hạn, linh mục được phép nói đôi lời dẫn vào một số nghi thức như: trước nghi thức sám hối, trước các bài đọc, và trước phép lành cuối lễ (nhưng không bao giờ được nói trong chính Kinh Tạ Ơn) (31).

 

2. Nghi thức bẻ bánh chỉ dành cho linh mục và phó tế (83), vì thế thừa tác viên ngoại lệ trao Mình Thánh không được làm.

 

3. Sự thinh lặng là thành phần của cử hành phụng vụ, chứ không phải là một gợi ý nên hay không nên giữ. Những lúc thinh lặng là: trong nghi thức sám hối và sau lời mời cầu nguyện; sau bài đọc 1 và bài đọc 2 (có thể), sau bài diễn giảng; sau hiệp lễ. Hơn nữa, ngay từ trước khi cử hành thánh lễ, còn nên giữ thinh lặng trong nhà thờ, trong phòng thánh và ở những nơi gần đó (45, 56).

 

4. Khi Giám mục giáo phận cử hành thánh lễ, phải có bảy chân nến (117, 307).

- Trong các cử hành long trọng, sau khi Tin Mừng được công bố, Giám mục có thể giơ cao sách Tin Mừng để ban phép lành cho dân chúng (171).

 

5. Trên hoặc gần bàn thờ, kể cả ngoài thánh lễ, thường xuyên phải có một thánh giá, mà cộng đoàn có thể nhìn thấy rõ ràng. Qui chế cũ chỉ nói trống là thánh giá (crux). Qui chế mới nhấn mạnh ba lần: thánh giá có tượng Chúa Giêsu chịu đóng đinh, để nhắc cho tín hữu cuộc thương khó cứu độ của Chúa. (117, 120, 122, 308).

 

6. Chỉ có thừa tác viên Lời Chúa mới được lên giảng đài, còn những người khác như ca trưởng, người dẫn lễ v.v... thì không.

 

X. CH DN V L ĐNG T TRONG GIÁO PHN VINH

 

1. GIÁO LÝ V L ĐNG T

 

Thánh lễ đồng tế đã được Công Đồng Vatican II truyền lập lại và cho sử dụng rộng rãi hơn trong văn kiện đầu tiên, tức Hiến Chế Về Phụng Vụ Thánh (SC 57), rồi sau trong sắc lệnh về sứ  vụ và đời sống linh mục (PO 8). Vấn đề còn được nhắc tới nhiều lần trong các văn kiện hậu Công Đồng, đặc biệt có hai văn kiện chính thức đề cập riêng về đồng tế, đó là: Nghi Thức Đồng Tế, do Bộ Nghi Lễ và Hội đồng thực thi Hiến chế về Phụng vụ soạn thảo và công bố ngày 07-03-1965 và bản công bố ngày 07-08-1972 của Bộ Phụng tự về việc nên đồng tế trong các lễ tại tu viện, thánh lễ của cộng đoàn và được làm lễ hay đồng tế nhiều lần trong ngày.

 

Theo các văn kiện nầy cũng như theo giáo lý truyền thống của Giáo hội, thì việc đồng tế nói lên tính duy nhất của chức tư tế cũng như của linh mục đoàn (x SC 57); bày tỏ sự hiệp thông giữa các Giáo hội (UR 15: EM 8); biểu lộ tính duy nhất của Giáo Hội về Hiến lễ và chức tư tế, là hình thức cử hành Thánh Thể trổi vượt trong các cộng đoàn và là hành động của toàn thể cộng đoàn, vì thế rất thích hợp cho Giám mục và linh mục đoàn của ngài. Quả thực việc các linh mục đồng tế với Giám mục của mình rất có ý nghĩa và giá trị.

 

Sau đây là một vài đoạn tiêu biểu trích ra từ những văn kiện trên:

 

Trong các hình thức cử hành Thánh Thể khác nhau, có một hình thức có giá trị  đặc biệt, đó chính là việc đồng tế, mà Công Đồng đã thiết lập lại trong thực hành chung của Giáo Hội. Không nên coi việc đồng tế nầy như chỉ là phương thế để vượt qua những khó khăn thực tiễn, có thể xảy ra, như phải gia tăng nhiều cử hành cá nhân. Cần phải nhìn vào giá trị giáo lý thực sự, có sức biểu lộ tính duy nhất của Hy lễ và chức Tư  tế, tính duy nhất của toàn thể dân Chúa trong hành động linh thánh, và sau hết, sự gia tăng đức ái chân chính, hiệu quả của Thánh Thể, giữa những người cùng cử hành Hy lễ độc nhất nầy.

 

Đặc tính kép ba chung cho mọi thánh lễ như được đặt ra trước mắt cách đặc biệt hơn trong nghi thức mà nhiều linh mục cùng đồng tế một thánh lễ. Vì chưng, vì lý do cử hành thánh lễ mà nhiều linh mục, nhờ quyền năng của cùng một chức tư tế và nhân danh cùng một Linh Mục Thượng Phẩm, một lòng một tiếng cùng nhau hành động, và bằng một hành động bí tích duy nhất, cùng làm nên (conficere) và hiến dâng một Hy Tế Duy nhất, đồng thời cùng tham dự vào cùng một Hy Lễ ấy.

 

Vì vậy khi cử hành Hy Lễ, trong đó các tín hữu cùng tham dự cách ý thức và tích cực theo thể thức riêng của cộng đoàn, nhất là khi có Giám mục chủ toạ, thì Giáo Hội được biểu lộ cách chính yếu trong sự duy nhất của Hy Lễ và chức Tư Tế, trong lời tạ ơn duy nhất, quanh một bàn thờ duy nhất cùng với các thừa tác viên và toàn thể dân thánh.

 

2. QUY LUẬT ĐIỀU HÀNH VIỆC ĐỒNG TẾ

 

Quy luật điều hành đồng tế đã được quy chế Sách Lễ Rôma xác định trong những số 153 - 208. Vì coi “đồng tế biểu lộ cách thích đáng tính duy nhất của chức tư tế, của hy lễ và của toàn thể dân Chúa” (QCSL 153), nêu trên nguyên tắc, không những cho phép đồng tế mà còn nêu ra những trường hợp buộc phải đồng tế và những trường hợp nên đồng tế.

 

a. Trường hợp phải đồng tế

1 - Lễ tấn phong Giám mục (CE 564)

2 - Lễ truyền chức linh mục (CE 518)

3 - Lễ cung hiến Dầu thánh (CE 274)

 

b. Trường hợp nên đồng tế

Nên đồng tế trong những trường hợp sau đây, trừ khi vì lợi ích của giáo hữu đòi phải dâng lễ riêng cho họ:

1 - Thánh lễ của chiều Thứ Năm Tuần Thánh (QCSL. 153)

2 - Thánh lễ dịp họp Công Đồng, các cuộc họp của các Giám mục và các Hội Đồng.

3 - Thánh lễ nhân dịp hội họp các linh mục thuộc giáo phận, triều cũng như dòng (QCSL 153, 2b)

4 - Các linh mục trong một chủng viện, nếu không phải cử hành thánh lễ theo nhu cầu mục vụ riêng, thì nên đồng tế trong thánh lễ của cộng đoàn (Qui chế Nghi thức trong chủng viện 03 - 06 - 1979, s. 23)

 

c. Còn được phép đồng tế.

1 - Lễ vọng Phục sinh, mặc dầu linh mục còn dâng lễ hay đồng tế Ngày Phục Sinh.

2 - Lễ Giáng sinh, được đồng tế cả ba lễ, nhưng phải theo đúng giờ quy định (Nửa đêm, Rạng đông và Lễ Ngày, không được liên tiếp).

 

d. Nên đồng tế với Giám mục trong những trường hợp sau:

1 - Thứ Tư Lễ Tro (CE 258)

2 - Chúa nhật Lễ Lá (CE 265)

3 - Lễ Chiều Thứ Năm Tuần Thánh (CE 298)

4 - Lễ Vọng Phục Sinh (CE 335)

5 - Lễ Mình và Máu Thánh Chúa Giêsu (CE 390)

6 - Lễ cầu cho các linh hồn (CE 400)

7 - Thánh lễ ban Phép Thêm Sức (Nghi thức Thêm sức, 13)

8 - Lễ an táng, nhất là của Giám mục (CE 1161)

9 - Lễ cung hiến nhà thờ hoặc bàn thờ (CE 926)

10 - Lễ tiếp nhận Đức Tân Giám mục (CE 1142)

11 - Những ngày Giám mục đi kinh lý (CE 171, 1187)

12 - Ngày linh mục nhận nhiệm sở theo luật (CE 1187)

13 - Ngày chúc phong Viện phụ hoặc Viện Mẫu (Ordo Benedictionis abbatis, n. 4).

14 - Lễ khấn dòng của tu sĩ (Ordo professionis, 44-46)

 

e. Năng quyền của Giám mục cho phép đồng tế:

1 - Lễ tạ ơn của tân linh mục, của tu sĩ sau ngày khấn dòng.

2 - Kỷ niệm thụ phong linh mục, kỷ niệm ngày khấn dòng của tu sĩ: 25 năm, 50 năm, 60 năm (CE 21).

3 - Linh mục họp nhau để tĩnh tâm tháng.

4 - Lễ an táng linh mục.

5 - Hằng năm, trong dịp chầu Thánh Thể của giáo xứ theo truyền thống của Giáo phận.

6 - Khi linh mục được mời về sinh hoạt mục vụ. Vd: Giải tội, tĩnh tâm, tập huấn (formation catéchétique) cho các đoàn thể, các “groupes” của giáo xứ.

7 - Lễ an táng cha mẹ của linh mục và tu sĩ (kể từ Nhà Tập), và của đại chủng sinh.

8 - Trong từng trường hợp được Bề trên giáo phận ban phép cụ thể.

 

f. Những trường hợp cho phép đồng tế nhiều lần trong ngày:

1 - Trong thánh lễ chiều thứ Năm Tuần Thánh, mặc dầu đã đồng tế trong thánh lễ thánh hiến Dầu ban sáng (nếu có).

2 - Đã đồng tế trong Lễ Vọng Phục Sinh (QCSL 158b), còn được cử hành hoặc đồng tế trong chính Lễ Phục Sinh.

3 - Được đồng tế trong cả ba thánh lễ Giáng Sinh, nhưng phải cử hành theo giờ quy định (QCSL 158).

 

g.  Trường hợp cấm đồng tế:

1 - Lễ thành hôn.

2 - Lễ an táng cho giáo dân, trừ trường hợp ở số 7, mục e trên đây.

3 - Trong thánh lễ cho thiếu niên, vì khả năng tâm lý của các em chưa có nhận thức đúng về ý nghĩa của lễ đồng tế.

4 - Các linh mục công giáo đồng tế với các linh mục hay thừa tác viên của những giáo hội hay những cộng đoàn không hiệp thông hoàn toàn với Giáo Hội công giáo (GL đ. 908).

 

h. Các linh mục đã dâng lễ hoặc đã đồng tế:

** Được đồng tế lần thứ hai trong những trường hợp sau:

1 - Thánh lễ có Giám mục chủ tế.

2 - Thánh lễ tạ ơn của tân linh mục, của tu sĩ sau ngày khấn dòng.

3 - Lễ kỷ niệm thụ phong linh mục, kỷ niệm ngày khấn dòng của tu sĩ: 25 năm, 50 năm, 60 năm.

4 - Lễ an táng cha mẹ của linh mục, tu sĩ, đại chủng sinh.

** Không được đồng tế lần thứ hai trong lễ quan thầy của giáo xứ hay của linh mục.

 

3. NHỮNG ĐIỀU PHẢI GIỮ TRONG LỄ ĐỒNG TẾ

 

* Khi Thánh lễ đã bắt đầu (kể từ lúc chủ tế đã làm dấu: nhân danh Chúa Cha và Chúa Con...), không ai được gia nhập đồng tế nữa.

* Khi đồng tế, nếu không có phó tế, thì một linh mục đồng tế làm phần việc của phó tế.

 Các vị đồng tế phải mặc đủ y phục thánh như khi dâng lễ một mình. Trường hợp quá đông, trừ chủ tế phải đủ; các đồng tế có thể chước áo lễ (casula), nhưng luôn phải mặc alba và stola.

* Trong lễ đồng tế, bài giảng phải là của chủ tế, hoặc là của một trong các vị đồng tế (QCSL, 165; Ordo lectionum Missae, editio typica altera 1989, Praenotanda, n.24)

* Trong lễ đồng tế, tiếng của chủ tế phải được nổi rõ hơn, tiếng của các đồng tế khác phải hoà vào tiếng của chủ tế, như Latinh nói: submissa voce (QCSL 170).

* Khi đọc lời nguyện chuẩn bị truyền phép (épiclèse), các đồng tế phải đặt tay trên của lễ (QCSL 174a, 180a, 184a, 188a).

* Trong lúc truyền phép, các đồng tế phải giơ tay hướng đến bánh và rượu, cho đến khi đọc xong: “....hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy” (QCSL 174c, 180c, 184c, 188c).

* Người ta còn phải giữ những chữ đỏ ghi trong quy chế tổng quát Sách lễ Rôma: các số 161- 206.

 

4. GIÁO LÝ CẦN THIẾT

 

Trong khi dạy giáo lý về Phép Thánh Thể, các linh mục cần giải thích ý nghĩa và các khía cạnh khác nhau liên quan đến việc đồng tế. Việc nầy giúp người ta đánh giá đúng ý nghĩa đồng tế, nhờ đó có thể tham dự tích cực như ước muốn của Công Đồng Vaticanô II.

   Toà Giám Mục Xã Đoài, ngày 27 tháng 11 năm 2001

                Trích văn thư của UBGMVN đặc trách phụng Tự  và tham khảo văn thư của Giám mục Pháp.

                Các chữ viết tắt: CE: Sách Lễ nghi Giám mục.

                QCSL: Qui chế Tổng quát Sách Lễ Rôma.

 

XI - 1. VIẾNG NHÀ THỜ

 

Mỗi năm có ba ngày được viếng nhà thờ hưởng Đại Xá:

1. Chúa nhật mồng 2 hoặc sau mồng 2 tháng 8 dương lịch.

2. Chúa  nhật Lễ Mân Côi, đầu tháng 10 dương lịch.

3. Ngày Lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời.

Thời gian viếng: Từ trưa ngày hôm trước đến hết ngày có Đại Xá: đọc một kinh Lạy Cha và một kinh Tin Kính, cầu nguyện theo ý Đức Giáo hoàng.

 

2. LỄ RIÊNG Ở VIỆT NAM

 

Thông báo của HĐGMVN ngày 01/01/1992:

1. Chúa nhật đầu tháng Mân Côi được kính trọng thể Lễ Mân Côi.

2. Ngày 24 tháng 11: Lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam là Lễ Quan Thầy Giáo hội Việt Nam, lễ trọng. Được kính trọng thể vào Chúa nhật trước ngày 24/11.

3. Lễ Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu (01/10) và Lễ Thánh Phanxicô Xavie (03/12) là lễ kính.

4. Ngày 02/09: Quốc Khánh Việt Nam: lễ cầu cho Tổ quốc.

5. Ngày 15/08 Âm lịch: Tết Trung Thu.

 

Lưu ý: các ngày thứ sáu có thể thay việc kiêng thịt bằng một việc đạo đức hay một việc từ thiện bác ái như: đọc hay nghe một đoạn Lời Chúa, làm một việc hãm mình đền tội, bố thí cho người nghèo, làm một việc công ích, vv... (Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, khóa họp tháng 4 năm 1991).

Như thế, để giữ Luật hãm mình ngày thứ sáu, tín hữu Việt Nam có thể kiêng thịt như luật chung Hội Thánh quy định, hay làm một việc đạo đức, từ thiện bác ái, như HĐGMVN đã cho phép.

 


 

(1), (2), (3) Với lý do mục vụ, bề trên có thể nâng lên bậc lễ trọng.