MỘT SỐ CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC
Về Hiệp Hành
+ ĐGM. Phêrô Nguyễn Văn Viên
Giáo Hội (Church)
Tại sao chúng ta nói rằng Giáo Hội như là thực tại vừa ổn định vừa năng động?
Tại sao chúng ta nói rằng Giáo Hội như là Gia Đình Thiên Chúa ở trần gian?
Đâu là những tương quan chính yếu giữa Giáo Hội hoàn vũ và Giáo Hội địa phương?
Đâu là vai trò của Giáo Hội địa phương trong việc tổ chức Thượng Hội Đồng Giám Mục?
Đâu là những thay đổi cần thiết để Giáo Hội ngày càng diễn tả căn tính, đời sống và sứ mệnh của mình cách rõ nét hơn?
Bối cảnh văn hóa, xã hội có ảnh hưởng thế nào đến Giáo Hội?
Tại sao chúng ta nói rằng tất cả những ai đã lãnh nhận Bí Tích Thanh Tẩy đều được mời gọi đóng góp phần mình trong việc xây dựng Giáo Hội?
Đâu là hình ảnh diễn tả Giáo Hội cách rõ nét nhất trong bối cảnh địa phương mình đang sinh sống?
Làm cách nào để Giáo Hội địa phương đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của Giáo Hội hoàn vũ?
Giáo Hội lữ hành, Giáo Hội thanh luyện và Giáo Hội hiển thắng có tương quan với nhau như thế nào?
Chúng ta hiểu thế nào khi nói rằng Giáo Hội là Dân Thiên Chúa, Thân Thể Mầu Nhiệm Đức Ki-tô và Đền Thờ Chúa Thánh Thần?
Tại sao Giáo Hội được hiểu như là “bí tích phổ quát cứu rỗi” (Universal Sacrament, LG 48)?
Tại sao Giáo Hội được gọi là ‘Nước Thiên Chúa’ ở trần gian?
So sánh phẩm trật trong Giáo Hội và phẩm trật trong xã hội dân sự?
Đâu là những dấu chỉ thời đại cho việc canh tân Giáo Hội trong thế giới hôm nay?
Để canh tân, tại sao Giáo Hội cần phải trở về với nguồn gốc của mình?
Tại sao trở về nguồn, đọc dấu chỉ và đổi mới phải là hoạt động thường xuyên của Giáo Hội?
Đâu là những khó khăn, thách đố của Giáo Hội giữa lòng thế giới hôm nay?
Tại sao “Giáo Hội ở trong Chúa Ki-tô như bí tích hoặc dấu chỉ và khí cụ của sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa và của sự hiệp nhất toàn thể nhân loại” (LG 1)?
Hãy giải thích câu: “Giáo Hội vừa là thực tại hữu hình, vừa là thực tại vô hình’ (LG 8)?
Tại sao Giáo Hội được gọi là xã hội có tổ chức qui củ, và Nhiệm Thể Chúa Ki-tô?
Hiểu thế nào về sự duy nhất và đa dạng của Giáo Hội?
Đâu là những điểm căn bản để Giáo Hội thể hiện căn tính, đời sống, và sứ mệnh của mình cách đầy đủ hơn trong bối cảnh xã hội Việt Nam?
Tại sao các Ki-tô hữu luôn được mời gọi có ‘cảm thức sâu xa’ về Giáo Hội?
Thượng Hội Đồng Giám Mục (Synod)
Thượng Hội Đồng Giám Mục là gì?
Thượng Hội Đồng Giám Mục xuất phát từ đâu?
Thượng Hội Đồng Giám Mục về hiệp hành là Thượng Hội Đồng Giám Mục thứ mấy trong lịch sử Giáo Hội?
Thành phần tham dự chính yếu của Thượng Hội Đồng Giám Mục gồm những ai?
Đâu là những bước căn bản của Thượng Hội Đồng Giám Mục?
Đâu là các tài liệu chính yếu của Thượng Hội Đồng Giám Mục?
Hiệp hành (Synodality)
Hiệp hành (Synodality) nghĩa là gì?
Ai là người khởi xướng Thượng Hội Đồng Giám Mục về chủ đề ‘hiệp hành’?
Thành phần tham dự và đóng góp cho Thượng Hội Đồng Giám Mục về hiệp hành gồm những ai?
Đâu là mục đích chính yếu của Thượng Hội Đồng Giám Mục về hiệp hành?
Tại sao ‘cùng đi với nhau’ lại cần thiết cho sự hiện diện và hoạt động của Giáo Hội giữa lòng xã hội?
Đâu là những điểm mới mẻ của Thượng Hội Đồng Giám Mục về hiệp hành so với các Thượng Hội Đồng Giám Mục trước đây?
Đâu là những biểu tượng căn bản trong Kinh Thánh giúp chúng ta ngày càng hiểu biết hơn Thượng Hội Đồng Giám Mục về hiệp hành?
Giáo Hội hiệp hành nghĩa là gì?
Các cá nhân, cộng đoàn và Giáo Hội địa phương có vai trò gì trong Thượng Hội Đồng Giám Mục về hiệp hành?
Hình thức Giáo Hội hiệp hành khác với các hình thức Giáo Hội khác ở những điểm nào?
Đâu là ‘những dấu chỉ thời đại’ nói lên sự cần thiết phải tổ chức Thượng Hội Đồng Giám Mục về hiệp hành?
Tại sao Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi mọi tín hữu đóng góp phần mình trong Thượng Hội Đồng Giám Mục về hiệp hành?
Đâu là những hoa trái có thể nảy sinh từ Thượng Hội Đồng Giám Mục về hiệp hành?
Tại sao tất cả mọi người đều được mời gọi lắng nghe Chúa Thánh Thần khi cùng nhau tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục về hiệp hành?
Đâu là những khó khăn trong việc tổ chức Thượng Hội Đồng Giám Mục về hiệp hành?
Chúng ta hy vọng gì nơi Thượng Hội Đồng Giám Mục về hiệp hành?
Đâu là những bước đi cần thiết khi tổ chức Thượng Hội Đồng Giám Mục về hiệp hành?
Tại sao chúng ta cần đồng hành cùng nhau trong tiến trình diễn ra Thượng Hội Đồng Giám Mục về hiệp hành?
Không chỉ các Ki-tô hữu Công Giáo, mọi người được mời gọi đóp góp phần mình cho Thượng Hội Đồng Giám Mục về hiệp hành?
Vai trò của các giám mục, linh mục, tu sỹ trên đường hiệp hành với Dân Thiên Chúa là gì: Đi trước họ, giữa họ hay sau họ?
Đâu là vai trò của các Giám Mục, linh mục, tu sỹ và giáo dân trong tiến trình Thượng Hội Đồng Giám Mục về hiệp hành?
Chúng ta cần làm gì để tiến trình Thượng Hội Đồng Giám Mục về hiệp hành đem lại hiệu quả cao nhất?
Cảm thức cá nhân của chúng ta về Thượng Hội Đồng Giám Mục về hiệp hành như thế nào?
Đâu là những sửa đổi cần thiết để Giáo Hội địa phương ngày càng tiến triển tốt đẹp hơn?
Phải chăng hình ảnh Đức Giê-su phục sinh đồng hành với hai môn đệ trên đường Emmau là hình ảnh của Giáo Hội hiệp hành?
Sau khi sống lại và trước khi về trời, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20). Phải chăng Giáo Hội hiệp hành đặt nền tảng trên sự đồng hành của Đức Giê-su phục sinh với các Ki-tô hữu?
Giáo Hội hiệp hành có thể thay thế các hình thức Giáo Hội khác không?
Đâu là tương quan giữa Giáo Hội hiệp hành và các hình thức Giáo Hội khác trong việc diễn tả nội dung đức tin Ki-tô Giáo?
Đâu là nền tảng của Giáo Hội hiệp hành?
Giáo Hội hiệp hành phân biệt với Giáo Hội thể chế ở những điểm nào?
Giáo Hội hiệp hành phân biệt với Giáo Hội bí tích như thế nào?
Giáo Hội hiệp hành phân biệt với Giáo Hội hiệp thông như thế nào?
Đâu là những khác biệt giữa Thượng Hội Đồng Giám Mục về hiệp hành và các Thượng Hội Đồng Giám Mục trong quá khứ?
Phải chăng Giáo Hội hiệp hành đề cao vai trò của giáo dân trong Giáo Hội?
Phải chăng Giáo Hội hiệp hành quan tâm nhiều hơn đến vai trò của mọi thành phần Dân Chúa trong việc xây dựng và diễn tả Giáo Hội?
Phải chăng Giáo Hội hiệp hành quan tâm nhiều hơn đến ‘các thành phần bên lề Giáo Hội’ như những người đồng tính luyến ái, những người trong tình trạng hôn nhất bất hợp pháp hay những người tự đặt mình trong tình trạng xa lìa Giáo Hội?
Đâu là những bước căn bản trong tiến trình Thượng Hội Đồng Giám Mục về hiệp hành?
Bằng cách nào các giáo xứ, giáo họ của giáo phận đóng góp phần mình cách hiệu quả trong tiến trình Thượng Hội Đồng Giám Mục về hiệp hành?
Để mọi người cùng tiến bước trong sự hiệp thông với Đức Giê-su, Giáo Hội cần phải làm gì?
Đâu là vai trò của Chúa Thánh Thần trong Thượng Hội Đồng Giám Mục về hiệp hành?
Là linh mục, tu sĩ, giáo dân, chúng ta đã sống xứng đáng với ơn gọi Ki-tô hữu của mình trong Giáo Hội chưa?
Trật tự và hòa hợp của Giáo Hội hiệp hành có tác dụng gì trong việc Giáo Hội diễn tả chính mình?
Thẩm quyền Giáo Hội đóng vai trò gì trong Thượng Hội Đồng Giám Mục về hiệp hành?
Tại sao làm việc chung với nhau lại đóng vai trò quan trọng trong Thượng Hội Đồng Giám Mục về hiệp hành?
Tại sao hiệp hành trong Giáo Hội địa phương được xem là bước đi căn bản của tiến trình Thượng Hội Đồng Giám Mục về hiệp hành?
Đâu là chỗ đứng của hiệp hành trong Giáo Hội địa phương đối với Thượng Hội Đồng Giám Mục về hiệp hành?
Tại sao chúng ta có thể hy vọng rằng Thượng Hội Đồng Giám Mục về hiệp hành sẽ canh tân, đổi mới khuôn mặt Giáo Hội giữa lòng nhân thế?
Chúng ta có thể nói Thượng Hội Đồng Giám Mục về hiệp hành mở ra chương mới cho sự hiện diện và hoạt động của Giáo Hội không?
Phải chăng đường hiệp hành của Giáo Hội có nền tảng Kinh Thánh vững chắc đồng thời sẽ là đường căn bản để Gia Đình Giáo Hội phục vụ gia đình nhân loại?
Giáo Hội địa phương cần thay đổi những gì để ngày càng phù hợp hơn với mô hình Giáo Hội hiệp hành?
Phải chăng sự hiện diện của Giáo Hội hiệp hành sẽ giải quyết tốt hơn những khó khăn và thách đố trong Giáo Hội cũng như tương quan giữa Giáo Hội và xã hội đương đại?
Phải chăng Giáo Hội hiệp hành là Giáo Hội như lòng Chúa mong muốn?
Bằng cách nào các thành phần trong Giáo Hội có thể cùng nhau góp phần mình trong việc xây dựng nhiệm thể Giáo Hội cách hữu hiệu nhất?
Đâu là những đặc tính căn bản của Giáo Hội hiệp hành?
Đâu là những giá trị liên kết mọi người trong tiến trình của Thượng Hội Đồng Giám Mục về hiệp hành?
Hiệp thông (Communion)
Hãy nêu một số mô hình hay mô thức của Giáo Hội theo Kinh Thánh?
Giáo Hội hiệp thông là gì?
Đâu là những hình ảnh của Giáo Hội hiệp thông?
Đâu là ‘mô hình quy chiếu’ của Giáo Hội hiệp thông?
Tại sao Bí Tích Thánh Thể gọi là bí tích hiệp thông?
Đâu là những kinh nghiệm của bản thân về Giáo Hội hiệp thông?
Chúng ta có thể hiệp thông với các Ki-tô hữu Chính Thống, Tin Lành, Anh Giáo không?
Chúng ta có thể hiệp thông với các tín hữu thuộc các tôn giáo khác không?
Bằng cách nào để tiếng nói của giáo dân, đặc biệt của những người nữ và giới trẻ ngày càng được lắng nghe hơn?
Tham dự (Participation)
Giáo Hội tham dự là gì?
Đâu là những đặc tính của Giáo Hội tham dự?
Bằng cách nào các Ki-tô hữu có thể tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục về hiệp hành?
Tại sao mọi Ki-tô hữu đều được mời gọi tham dự trong việc diễn tả căn tính, đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội?
Đâu là những vai trò chính yếu của Giám Mục, linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân trong Giáo Hội?
Phải chăng Giáo Hội hiệp hành là Giáo Hội cho phép mọi người tham dự để cùng nhau vững tiến về tương lai với niềm hy vọng tuyệt đối vào tình yêu của Thiên Chúa?
Đâu là những cách thức chính yếu giúp chúng ta tham dự vào tiến trình của Thượng Hội Đồng Giám Mục về hiệp hành?
Làm cách nào chúng ta có thể tham dự trong việc xây dựng tình hiệp hành và bác ái trong Giáo Hội?
Bằng cách nào các giáo phận có thể nâng đỡ các thành viên của mình trong việc diễn tả Giáo Hội và phục vụ xã hội?
Phải chăng Thượng Hội Đồng Giám Mục về hiệp hành sẽ giúp Giáo Hội địa phương ngày càng trở thành Giáo Hội tham dự hơn?
Phải chăng Thượng Hội Đồng Giám Mục về hiệp hành sẽ giúp Giáo Hội địa phương ngày càng trở thành Giáo Hội đồng trách nhiệm hơn?
Sứ mệnh (Mission)
Hãy giải thích câu sau: “Tự bản tính, Giáo Hội lữ hành phải loan báo Tin Mừng” (AG 2)?
Sứ mệnh loan báo Tin Mừng của Giáo Hội bắt nguồn từ đâu?
Đâu là những điểm căn bản khi loan báo Tin Mừng?
Để loan báo Tin Mừng có hiệu quả, chúng ta phải làm gì?
Đâu là những khó khăn trong việc loan báo Tin Mừng?
Tại sao chúng ta nói rằng tất cả các Ki-tô hữu đều được mời gọi đóng góp phần mình trong việc loan báo Tin Mừng?
Chúng ta quan tâm thế nào đến anh chị em chưa biết Đức Giê-su và Tin Mừng của Người?
Chúng ta quan tâm thế nào đến anh chị em chúng ta là Ki-tô hữu nhưng sống xa với đường lối Tin Mừng?
Phải chăng hội nhập văn hóa cũng chính là loan báo Tin Mừng?
Phải chăng đối thoại liên tôn cũng chính là loan báo Tin Mừng?
Đâu là những điểm tích cực và tiêu cực của các phương thức truyền thông trong thế giới hiện đại đối với sứ mệnh của Giáo Hội?
Tại sao chúng ta phải luôn là những môn đệ và tông đồ trung tín của Đức Giê-su giữa dòng đời?
Làm sao chúng ta có thể trở thành khí cụ tình yêu của Thiên Chúa trong môi trường sống của chúng ta?
Có sự xung khắc giữa ‘Lời Chúa’ và ‘lời người’ không? Làm sao để ‘Lời Chúa’ và ‘lời người’ luôn hòa hợp với nhau, nhờ đó, ‘Lời Chúa’ sẽ biến đổi ‘lời người’ theo thánh ý Chúa?
Tại sao chúng ta có thể nói rằng Thượng Hội Đồng Giám Mục về hiệp hành giúp Giáo Hội loan báo Tin Mừng cách hiệu quả hơn?
Là Ki-tô hữu, chúng ta đã sống xứng đáng với danh hiệu đó chưa?
Theo nội dung đức tin Ki-tô Giáo, căn tính của mỗi người chúng ta được định dạng bởi các giá trị nào?
Chúng ta có ý thức mình là người Ki-tô hữu trong đời sống xã hội chưa?
Đời sống tâm linh của chúng ta đang được nuôi dưỡng bằng gì?
Giải thích ý tưởng của Công Đồng Vatican II rằng: “Những kẻ vô tình không nhận biết Phúc Âm của Chúa Ki-tô và Giáo Hội Người, nhưng nếu thành tâm tìm kiếm Thiên Chúa, và dưới tác động của ơn thánh, họ cố gắng chu toàn Thánh Ý Thiên Chúa trong công việc mình theo sự hướng dẫn của lương tâm, thì họ có thể được cứu rỗi” (LG 16)?
Đâu là vai trò của thông tin truyền thông trong việc loan báo Tin Mừng?
Điều gì đang ngăn cản hay kìm hãm nỗ lực loan báo Tin Mừng của mỗi người chúng ta?
Tại sao chúng ta có thể nói rằng loan báo Tin Mừng và tái loan báo Tin Mừng luôn cần thiết trong đời sống Giáo Hội?
Tại sao việc loan báo Tin Mừng không được tiến triển tốt đẹp trong một số Giáo Hội địa phương?
Hội nhập văn hóa (Inculturation)
Hội nhập văn hóa là gì?
Bản chất đích thực của hội nhập văn hóa theo nhãn quan Giáo Hội Công Giáo là gì?
Đâu là những tương quan căn bản giữa niềm tin và văn hóa?
Tại sao chúng ta có thể nhận định rằng Biến Cố Nhập Thể của Đức Giêsu Ki-tô là khuôn mẫu cho tiến trình hội nhập văn hóa của Giáo Hội?
Cần hiểu thế nào về câu nói của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI trong Evangelii Nuntiandi (EN 20, 1975) rằng sự tách biệt giữa Tin Mừng và văn hóa được xem là thảm cảnh của thời đại chúng ta cũng như các thời đại trước đó?
Tại sao chúng ta có thể khẳng định: Tin Mừng không lệ thuộc trực tiếp vào một nền văn hóa đặc thù nào, đồng thời, Tin Mừng đến với các dân tộc qua con đường văn hóa?
Đâu là những khó khăn của việc hội nhập văn hóa trong bối cảnh xã hội Việt Nam?
Tại sao hội nhập văn hóa được xem là không thể thiếu trong sứ mệnh loan báo Tin Mừng của Giáo Hội?
Tin Mừng biến đổi các nền văn hóa như thế nào?
Đối thoại trong Giáo Hội và đối thoại liên tôn (Interreligious Dialogue)
Tại sao chúng ta có thể nói rằng Thiên Chúa luôn đối thoại với con người?
Tại sao chúng ta có thể nói rằng Biến Cố Đức Giê-su giữa lòng nhân thế là Biến Cố Thiên Chúa đối thoại với con người cách cụ thể nhất?
Tại sao mọi người trong Giáo Hội cần đối thoại với nhau?
Đối thoại trong Giáo Hội mang lại những lợi ích gì?
Tại sao chúng ta nói rằng các Ki-tô hữu không chỉ được mời gọi đối thoại với những người thuộc các tôn giáo khác mà còn được mời gọi đối thoại với tất cả mọi người?
Đâu là những điểm chung giữa các tôn giáo?
Đối thoại liên tôn là gì?
Làm cách nào để đối thoại liên tôn mang lại hiệu quả cao nhất?
Đối thoại liên tôn bắt đầu từ đâu?
Đâu là những tương quan chính yếu giữa các tôn giáo?
Đâu là những đóng góp của các tôn giáo cho sự phát triển con người toàn diện?
Tại sao chúng ta có thể nói rằng đối thoại liên tôn là để cùng nhau xây dựng nền văn minh tình thương và văn hóa sự sống?
Đối thoại liên tôn để cùng hành động nghĩa là gì?
Đối thoại liên tôn để chia sẻ kinh nghiệm tôn giáo nghĩa là gì?
Đối thoại liên tôn để tìm kiếm chân lý nghĩa là gì?
Tại sao chúng ta cần tôn trọng những điểm khác biệt nơi các tôn giáo?
Đâu là những phương thức đối thoại cần thiết trong Giáo Hội địa phương?
Tại sao chúng ta có thể nói rằng cần có những hình thức đối thoại cụ thể cho những bối cảnh văn hóa, tôn giáo, truyền thống và xã hội cụ thể?
Đâu là những khó khăn trong đối thoại liên tôn của Giáo Hội hoàn vũ?
Đâu là những khó khăn của đối thoại liên tôn trong bối cảnh hiện tại của Việt Nam?
Đâu là những kinh nghiệm chúng ta có được khi tham gia đối thoại? Những kinh nghiệm đó đem lại hiệu quả gì cho Giáo Hội?
Tâm trạng của chúng ta thế nào đối với những người không cùng niềm tin, không cùng chí hướng trong cuộc sống?
Tại sao đối thoại liên tôn được xem là không thể thiếu trong sứ mệnh loan báo Tin Mừng của Giáo Hội?
Đâu là những điểm chung của các tôn giáo lớn ở Á Châu?
Bằng cách nào chúng ta có thể học hỏi nhiều hơn những giá trị hữu ích cho đời sống chúng ta từ các tôn giáo khác?
Hiệp nhất các Ki-tô hữu (Ecumenism)
Tiến trình hiệp nhất Ki-tô hữu là gì?
Tại sao cần phải cổ vũ hiệp nhất Ki-tô hữu?
Có khoảng bao nhiêu nhánh Ki-tô Giáo trong bối cảnh thế giới hôm nay?
Giáo Hội Công Giáo Rô-ma có bao nhiêu nhánh?
Đâu là những khó khăn trong tiến trình hiệp nhất Ki-tô hữu?
Sự đồng thuận và khác biệt giữa các chi nhánh Ki-tô Giáo đem lại lợi ích gì?
Đâu là những triển vọng căn bản của tiến trình hiệp nhất Ki-tô hữu?
Đâu là những tương quan căn bản giữa các Ki-tô hữu Công Giáo và các Ki-tô hữu thuộc các truyền thống và chi nhánh khác?
Bằng cách nào các Ki-tô hữu thuộc các truyền thống và chi nhánh khác nhau ngày càng hiệp nhất hơn để làm chứng cho Đức Giê-su Ki-tô và Tin Mừng của Người?
Đâu là những hoa trái của tiến trình hiệp nhất Ki-tô hữu?
Gặp gỡ (Encounter)
Chúng ta có thói quen gặp gỡ Thiên Chúa không?
Tại sao chúng ta cần phải gặp gỡ những người khác?
Đâu là những tương quan chính yếu giữa các Ki-tô hữu với nhau?
Đâu là những tương quan chính yếu giữa các Ki-tô hữu với anh chị em thuộc các tôn giáo khác?
Tại sao chúng ta nói rằng không ai là một hòn đảo?
Tại sao chúng ta nói rằng gặp gỡ cho phép chúng ta cùng nhau hiểu biết về quá khứ, chấn chỉnh hiện tại và tiến tới tương lai tốt đẹp hơn?
Lắng nghe (Listen)
Đâu là những cách thức Thiên Chúa biểu lộ chương trình của Người cho gia đình nhân loại?
Tại sao chúng ta cần phải lắng nghe tiếng Chúa?
Tại sao chúng ta thường cảm thấy khó khăn khi lắng nghe và thực thi thánh ý Thiên Chúa?
Chúng ta dành thời gian và sức lực lắng nghe ai hay biến cố, hiện tượng nào nhiều nhất?
Tại sao chúng ta cần phải lắng nghe nhau?
Đâu là những rào cản làm cho khả năng lắng nghe của chúng ta bị hạn chế?
Kinh nghiệm thinh lặng và lắng nghe biến đổi chúng ta thế nào?
Tại sao các thành phần trong Giáo Hội cần biết lắng nghe nhau trong tiến trình Thượng Hội Đồng Giám Mục về hiệp hành?
Đâu là những thách đố trong việc các thành phần Dân Chúa lắng nghe nhau?
‘Lắng nghe’ và ‘nghe’ khác nhau chỗ nào?
Lắng nghe đem lại lợi ích gì cho chúng ta?
Phải chăng thế giới hôm nay quá ồn ào đến nỗi chúng ta khó có thể lắng nghe tiếng Thiên Chúa?
Đâu là những đức tính cần thiết để chúng ta luôn biết lắng nghe anh chị em mình?
Tại sao chúng ta ít chú tâm lắng nghe những tiếng nói khác biệt với quan điểm của chúng ta?
Tại sao chúng ta ít lắng nghe tiếng của ‘những người bên lề xã hội’?
Phải chăng Thượng Hội Đồng Giám Mục về hiệp hành đề cao việc lắng nghe của các thành phần Dân Chúa trong Giáo Hội?
Phải chăng chúng ta cần lắng nghe tiếng nói của môi trường sinh thái nhiều hơn trong thế giới hôm nay?
Tại sao thinh lặng và lắng nghe lại quan trọng trong đời sống của các Ki-tô hữu?
Làm cách nào để chúng ta ngày càng biết lắng nghe người khác hơn cũng như giúp người khác lắng nghe chúng ta nhiều hơn?
Phải chăng mọi người luôn được mời gọi xây dựng nền văn hóa thinh lặng và lắng nghe?
Làm cách nào để những người có thẩm quyền trong Giáo Hội và các tín hữu có thể lắng nghe và hiểu biết nhau nhiều hơn hầu có thể góp phần phục vụ Giáo Hội cách hữu hiệu?
Làm cách nào để tiếng nói của ‘những người yếu thế’ được trân trọng, được lắng nghe trong Giáo Hội?
Chia sẻ (Share)
Tại sao chúng ta cần chia sẻ cho nhau về kinh nghiệm đức tin của mình?
Những ai được gọi là thành phần ‘bị bỏ rơi’ trong Giáo Hội hay xã hội?
Bằng cách nào chúng ta có thể sống liên đới với nhau theo giáo huấn của Đức Giê-su Ki-tô?
Tại sao chúng ta có thể nói rằng Thượng Hội Đồng Giám Mục về hiệp hành giúp chúng ta biết quan tâm, chia sẻ cho nhau nhiều hơn?
Tại sao chúng ta có thể nói rằng Thượng Hội Đồng Giám Mục về hiệp hành giúp chúng ta ý thức hơn về tính ‘đồng trách nhiệm’ trong đời sống Giáo Hội và xã hội?
Phân định (Discern)
Phân định nghĩa là gì?
Sự phân định đem lại lợi ích gì cho đời sống cá nhân? Cộng đoàn? Xã hội? Giáo Hội?
Sự phân định đóng vai trò thế nào trong việc diễn tả căn tính, đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội?
Tại sao tất cả mọi người đều được mời gọi phân định để có thể chọn lựa và hành động phù hợp hơn với nội dung đức tin Ki-tô Giáo?
Đâu là phương pháp giúp mỗi người cũng như cộng đoàn Ki-tô hữu phân định và nhận diện những vấn đề liên quan đến Giáo Hội địa phương trong tiến trình của Thượng Hội Đồng Giám Mục về hiệp hành?
Làm sao để những tìm hiểu, đánh giá và phân định của mỗi cá nhân cũng như cộng đoàn được thực thi cách triệt để và mang lại hiệu quả cao nhất?
Bằng cách nào mỗi người có thể phân định và quyết định phù hợp trong việc tham dự tiến trình Thượng Hội Đồng Giám Mục về hiệp hành?
Đâu là những chọn lựa căn bản để các Ki-tô hữu diễn tả đầy đủ hơn những khả năng và đặc sủng của mình hầu có thể phục vụ Giáo Hội cách hiệu quả nhất?
Đâu là những hình thức học tập và đào tạo phù hợp nhất giúp mọi người dấn thân học hỏi và định dạng bản thân theo đường hướng của Giáo Hội hiệp hành?
Phụng tự/cầu nguyện (Worship/Pray)
Đời sống phụng tự và cầu nguyện giúp ích gì cho chúng ta?
Vai trò của phụng vụ và cầu nguyện trong tiến trình Thượng Hội Đồng Giám Mục về hiệp hành như thế nào?
Làm cách nào để cải thiện đời sống phụng vụ và cầu nguyện trong đời sống Giáo Hội cũng như mỗi người chúng ta?