Cuộc sống trong bóng tối của LGBT[1] tại Việt Nam
Các nữ tu giúp những người dễ bị tổn thương
đối mặt với sự phân biệt đối xử vì tính dục của họ
WHĐ – Anh Nguyễn Thanh Nhật gặp gỡ những người bạn đồng tính và chuyển giới của mình trong quán cà phê để nói về cách ngăn ngừa nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
“Tôi có nhiệm vụ bảo vệ họ khỏi HIV / AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục vì họ có thể dễ dàng mắc các bệnh truyền nhiễm cao”, anh Nhật nói thêm rằng họ cố giữ cuộc sống riêng tư của mình đằng sau cánh cửa đóng kín và rất sợ sự phân biệt giới tính từ hàng xóm.
Người đồng tính 28 tuổi này đến từ huyện Hương Phú tỉnh Thừa Thiên Huế cảm thấy muốn trở thành một cô con gái từ khi còn nhỏ. Năm 2009, anh bỏ học để tránh sự bắt nạt của bạn cùng lớp, bỏ nhà ra đi và tìm việc ở thành phố Huế vì anh không muốn làm việc ở nông trại.
Anh làm việc tại một quán cà phê và chọn sử dụng tên con gái. Anh bắt đầu sống với bạn trai và phát hiện mình bị nhiễm AIDS vào năm 2016.
“Tôi không dám nói với bố mẹ về căn bệnh chết người và tình trạng đồng tính của mình vì họ sẽ buồn và thất vọng về tôi”, anh nói.
Anh là con trai duy nhất của dòng họ và theo truyền thống anh được mong chờ sẽ nối dõi tông đường cho dòng họ trong xã hội coi trọng nam giới của người Việt Nam. Anh nói, “Bây giờ tôi cố gắng giữ gìn tốt sức khỏe của mình cũng là một cách để làm hài lòng dòng họ”. Nhật có hai chị em gái.
Anh tham gia các khóa học về kỹ năng giao tiếp và chăm sóc sức khỏe cho người nhiễm HIV / AIDS. Các khóa học miễn phí đã được các nữ tu dòng Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội tổ chức vào Chủ nhật thứ ba hàng tháng kể từ cuối năm 2018.
Mặc dù là một người đàn ông có giọng nữ, các nữ tu đối xử với anh như một người bình thường, đề nghị anh điều trị y tế và dạy anh cách làm giảm bớt phân biệt giới tính trong các cộng đồng.
Cô Hồ Thị Mỹ Lê, đồng tính nữ, cho biết cha chị giận dữ hét vào mặt cô và bỏ cuộc sau khi ông biết về mối tình đồng tính của cô khi cô 16 tuổi.
Cô Lê, có hai anh chị em, rời nhà ở tỉnh Quảng Trị và làm việc tại các chợ và nhà hàng nhỏ ở tỉnh Bình Dương sau khi mẹ cô mất năm 1996.
Người phụ nữ 42 tuổi sống với một người đồng tính nữ và cả hai làm việc tại các nhà máy bia để kiếm sống và sử dụng ma túy. Cô đã bị nhiễm HIV từ bạn tình đồng giới vào năm 2000 và cha cô đã đưa cô về nhà.
“Trước khi ông qua đời vào năm 2010, cha tôi đã chấp nhận giới tính của tôi và nói với tôi rằng ông chấp nhận giới tính của tôi để cuộc sống của tôi trở nên tốt hơn”, cô Lê nói.
Cô Lê làm việc tại các công trường xây dựng và kiếm được 170.000 đồng (7 đô la Mỹ) mỗi ngày, cho biết cô đã tham gia một câu lạc bộ tình yêu dành cho các cá nhân LGBT (đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển giới) và các bệnh nhân HIV / AIDS do các nữ tu thành lập.
“Các nữ tu yêu thương, thông cảm và cung cấp tiền cho 50 thành viên trong câu lạc bộ để họ có thể mở các doanh nghiệp nhỏ, chăn nuôi gia súc và gia cầm và sửa chữa nhà ở của họ”, cô nói.
Các thành viên câu lạc bộ gặp gỡ và chia sẻ những khó khăn, nỗi buồn và niềm vui của họ mỗi tháng. Họ cũng được cung cấp các kỹ năng hữu ích để chăm sóc bản thân và những người khác.
“Tôi thấy mình vui vẻ trở lại và có thể làm những việc có ích cho những người cần giúp đỡ. Đó là nhờ các nữ tu”, Mỹ Lê nói.
Vượt qua sự phân biệt đối xử
Anh Nhật và Cô Lê là một trong số 120 người LGBT, bệnh nhân HIV / AIDS và những người chăm sóc sức khỏe đã tham dự một hội thảo có tên là “Đừng phân biệt đối xử với LGBT”, được các nữ tu tổ chức vào ngày 10 và 17 tháng 5 tại Huế. Hầu hết những người tham gia có các tín ngưỡng khác nhau.
Nữ tu Anna Nguyễn Thị Hiền, trưởng phòng khám từ thiện Kim Long, cho biết hội thảo nhằm cung cấp kiến thức cơ bản về các đặc điểm của đồng tính luyến ái, lưỡng tính, vô tính và ý nghĩa của tình dục.
“Đây là một cơ hội để đoàn kết những người dễ bị tổn thương đó để vượt qua sự phân biệt đối xử và hòa nhập với xã hội”, Sơ Hiền nói. “Giáo hội từ chối hôn nhân của người LGBT nhưng yêu thương, tôn trọng và đồng hành với cộng đồng LGBT vì họ cũng là con của Chúa”.
Những người tham gia cũng chia sẻ nỗi đau tinh thần và cảm xúc của họ với nhau và học cách tự chữa lành và bảo vệ bản thân khỏi HIV / AIDS.
Anh Micae Trần Chánh Hưng, một tình nguyện viên đến từ huyện Hải Lăng, cho biết hội thảo đã giúp đưa tình nguyện viên đến với những người dễ bị tổn thương. “Chúng ta phải giúp họ sống một cuộc sống năng động và hòa nhập với xã hội”, anh nói.
Chị Trương Thị Nhung, một người tham gia, cho biết chị từng coi người LGBT là người lạ và tránh gặp họ.
“Sau hội thảo, tôi hiểu các đặc tính của họ và tôn trọng sự khác biệt giới tính của họ”, chị Nhung, 43 tuổi, nói. “Chúng ta nên hợp tác để chống lại sự phân biệt giới tính giữa các cộng đồng và để bảo vệ người LGBT”.
Việt Nam có 1,65 triệu người LGBT trong độ tuổi 15-59 vào năm 2013. Đất nước, nơi cho phép mọi người thay đổi giới tính, có 400.000 người chuyển giới.
Phóng viên UCA News, tại Huế
Phêrô Phạm Văn Trung chuyển ngữ từ ucanews.com
[1] ND: LGBT, Lesbian (đồng tính nữ), Gay (đồng tính nam), Bisexual (song tính hay lưỡng tính), Transgender (chuyển đổi giới tính).